Những con dao hai lưỡi giết chết một nhà Copywriter
Liệu một nhà coppy write có thừa biết điều này và câu hỏi đặt ra ở đây là gì?
Đơn giản và khó đoán.
Tất nhiên, đó là những điều nên tránh khi sử dụng "Hoa ngữ" trong bài viết. Vậy tránh như thế nào và tác hại ghê gớm của con dao ấy là ra làm sao? Tại sao chúng ta không thử sướt một vòng nhỉ.
1/ Không tìm hiểu đúng mục đích và yêu cầu khi sử dụng ngôn từ.
Hãy dành ra thời gian và suy nghĩ một cách thấu đáo về nội dung cần đề cập trước khi bạn đi sâu nghiên cứu về đối tượng đó nhé. Đúng là hơi thừa khi nói về vấn đề này nhưng vẫn không ít nhà Coppy write mắc sai lầm này. Hãy đề cập đúng nội dung và hướng vào đúng đối tượng nếu không bạn sẽ gặp rắc rối về thông tin mình đưa ra đấy. Tôi không nói đùa.
Hãy tưởng tượng bạn là một nhà kinh tế đang nhìn vào doanh nghiệp bạn sẽ nhìn nó theo hướng gì? Giải pháp, chiến lược, thị trường,... chính xác. Tuy nhiên, với những thông tin này các nhà Coppy wirte nên hiểu rằng chúng ta cần thông tin và từ ngữ chính xác thay vì "Lên mây xuống đất" rất văn tự nhưng lại không cung cấp được những thông tin hữu ích, những con số cụ thể, chính xác.
2/ Không biết cách làm mới và sáng tạo.
Đừng bao giờ đánh giá thấp một nhà Coppy write vì đây chính là cách "Mê hoặc" khách hàng bằng hệ thống ngôn từ chuyên nghiệp. Nhưng bạn sẽ làm được gì nếu như những câu chuyện của mình trở nên tẻ ngắt vì thiếu yếu tố sáng tạo và thông tin không được cung cấp một cách cụ thể. Hãy sáng tạo ngôn từ một cách thỏa thích nhưng cũng đừng bao giờ lạm dụng nó để thổi bay bài viết của bạn. Đúng và đủ, đừng bắt người đọc phải mò mẫm và đi tìm thêm các từ khóa khó hiểu trong bài viết của bạn. Nó không chỉ gây khó chịu cho khách hàng mà bạn cũng có thể gây ra sự phản cảm từ phía người đọc.
3/ Đứng trên khách hàng.
Vâng!! Đừng bao giờ ngu ngốc cho mình là người thông mình hoặc hơn người nếu như bạn muốn giết đi sản phẩm vừa mới tạo ra. Muốn là một nhà Coppy write "Thôi miên" được khách hàng với sản phẩm ngôn từ của mình bạn hãy là người khách đó đầu tiên. Đặt mình vào vị trí của một khách hàng, khai thác và hiểu xem nhu cầu mà khách hàng mong muốn từ sản phẩm là gì, chúng có lợi ích gì và chúng ta có thể làm được gì cho những khách hàng khó tính. Hãy làm cho những khách hàng máu mặt, khó tính yêu thích sản phẩm của bạn, trước khi bạn muốn đưa nó đến với những khách hàng khác. Càng đánh giá thấp những vị khách hàng đáng kính của mình bao nhiêu thì đứa con của bạn càng gặp nguy hiểm trong vấn đề truyền bá đến công chúng.
4/ Không hiểu rõ công cụ tìm kiếm và làm mới "Đứa con tinh thần"
Là một chuyên gia thì bạn cần nắm vững hoặc ít nhất là nắm được những bước cơ bản về một bài viết trước khi cho nó đến tiếp cận với đối tượng khách hàng. Đừng để cho khách hàng phải thốt lên rằng " Thật nhảm nhí, thật tồi tệ" Đó là điều đặc biệt tránh nếu như bạn không muốn khách hàng loại bỏ bạn ra ngoài lề đường và chẳng bao giờ tìm và lục lọi lại danh sách của bạn cho dù nó có dẫn đầu trên top hay các bài viết sau đó của bạn có quá tuyệt vời. Bạn cũng sẽ bị khách hàng "Đá đích" và "Tránh xa" khi gặp lại lần thứ hai.
5/ Tiêu đề quá tốt, nội dung quá dởm.
Rõ ràng một cái tiêu đề hay, ấn tượng sẽ thu hút được khách hàng và kích thích sự tò mò của khách hàng. Cái tiêu đề của bạn càng "Loạn" bao nhiêu thì càng kích thích được sự tò mò từ phía khách hàng bấy nhiêu. Tuy nhiên hãy làm tốt mình ngay từ bên trong cái ruột nếu không muốn bị khách hàng lướt qua nhanh khi đề cập vào bài viết. Cái tuột có tốt thì bài viết của bạn mới tạo ra hứng thú từ phía khách hàng.
Vì vậy, hãy có những định hướng rõ ràng cho bài viết của mình, là một người thông mình, khôn khéo trong việc "Thôi miên" khách hàng bằng hệ thống câu từ sáng tạo. Nhưng cũng không được quên hướng đến việc cung cấp những thông tin hữu ích và đưa lợi ích của khách hàng lên trên hết. Bên cạnh đó cũng triển khai bố cục một cách rõ ràng và chuyên nghiệp. Có như thế bạn mới có hi vọng đưa khách hàng tiếp cận bài viết của mình và đưa họ quay lại vào "Một buổi chiều mát mẻ".