4 nền tảng để hỗ trợ cho một chiến dịch Digital Marketing thành công
Digital Marketing là một kênh truyền thông được xem là phù hợp với mọi nguồn ngân sách, và chúng đang trở thành một xu hướng tiếp thị đáng quan tâm của các chủ doanh nghiệp hiện nay. Cũng giống như bất kỳ một hoạt động nào khác, muốn thành công ở lĩnh vực này, bạn cần phải nắm vững những yếu tố cần thiết để tạo nên một chiến dịch hiệu quả.
Dưới đây là 4 nền tảng để hỗ trợ cho một chiến dịch Digital Marketing của bạn thành công:
1. Nghiên cứu thị trường
Tại sao nghiên cứu thị trường lại quan trọng? Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn thấu hiểu khách hàng tốt hơn, giúp bạn xác định cụ thể đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, giúp bạn thiết kế một chiến lược Marketing phù hợp. Nghiên cứu còn giúp bạn lập một kế hoạch Marketing ít rủi ro và tối ưu hóa các công cụ Digital Marketing dựa trên nguồn ngân sách mà bạn có.
2. Xây dựng chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing sẽ cho bạn thấy được một lộ trình tổng quát nhất về Marketing, giúp bạn tiếp cận mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng hơn, tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn. Chiến lược Marketing cũng giúp bạn sử dụng nguồn ngân sách của mình một cách khôn ngoan nhất cũng như giúp bạn thúc đẩy hoạt động Marketing và tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Để xây dựng một chiến lược Marketing tốt, bạn cần: thiết lập mục tiêu (ngắn hạn và dài hạn), lựa chọn cách tiếp cần là marketing trực tiếp hay marketing gián tiếp, lựa chọn kênh Digital Marketing và chiến thuật, thiết kế các chương trình chiêu thị hấp dẫn và cuối cùng là vạch ra cách thực hiện từng bước để triển khai trên từng kênh
Hiện nay các chiến lược và kênh Digital Marketing được sử dụng nhiều nhất phải kể đến là: SEO (Search Engine Optimization; Social Media Marketing (tự nhiên hoặc trả tiền; Pay Per Click Marketing (PPC) và Facebook Marketing.
3. Thực hiện chiến dịch
Ba điều lưu ý khi thực hiện chiến dịch Marketing mà bạn nên nhớ đó là: xác định rõ cách làm (từng bước) và những nguyên tắc khi thực hiện Marketing - Bám sát kế hoạch và chiến lược đã đề ra - Triển khai các hoạt động một cách nhất quán.
Về nghiên cứu từ khóa: đây là một quá trình khám phá và tạo ra những từ khóa phù hợp mang tính ứng dụng cao. Top các công cụ nghiên cứu từ khóa thường được sử dụng hiện nay phải kể đến đó là: Google Adwords Keyword Planner; Ubersuggest và Bing Keywords Research Tool.
Content: content có tính đột phá là điều rất quan trọng và được xem là cốt lõi trong mỗi chiến dịch Digital Marketing, đó chính là lý do vì sao 73% những người làm Marketing cho các công ty B2B đều có những chiến lược phát triển nội dung riêng cho mình. Content còn là là công cụ hỗ trợ đắc lực cho thành công của một chiến dịch Digital Marketing, chính vì vậy bạn nên đầu tư một nguồn lực đáng kể vào việc xây dựng những nội dung hấp dẫn.
Backlink: Phát triển các liên kết vẫn đang là một xu hướng SEO, mặc dù Search Engine đã có sự thay đổi trong việc diễn dịch các backlink. Nhưng có bao nhiêu backlink đi chăng nữa không còn quan trọng mà quan trọng là backlink đó được đến từ những nguồn nào.
Social Media: Có tới 92% người làm Digital Marketing tin rằng khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ được thu hẹp nếu thông tin được tiếp xúc thông qua các phương tiện Social Media. Vởi vì cứ mỗi 6 phút online thì lại có 1 phút người dùng sử dụng mạng xã hội, nên chỉ cần tưởng tượng thôi cũng đủ thấy khả năng tiếp cận khách hàng qua kênh Social Media lớn đến mức nào.
PPC: Theo một cuộc khảo sát trên diện rộng đối với những người làm SEO thì có 88% số người được hỏi trả lời rằng Pay-Per-Click (PPC) Marketing là một trong những công cụ Digital Marketing hiệu quả nhất hiện nay. Sẽ có 64,6% lượt click được tạo ra từ PPC và theo các chuyên gia nhận định mức độ hiệu quả của công cụ này còn hơn hẳn cả SEO.
Facebook Marketing: Sở hữu hơn 1.28 tỷ người dùng mỗi tháng, trong đó có hơn 1.01 tỷ người online bằng điện thoại di động, hiện Facebook được xem là một miền đất hứa đối với lĩnh vực Digital Marketing. Và đó chính là lý do vì sao 30 triệu doanh nghiệp đã và đang xây dựng Fanpage để bổ trợ cho hoạt động Marketing.
4. Phân tích và tối ưu hoá các hoạt động Marketing
Có đến 54% Marketers đã không thành công trong chiến dịch của mình vì không đầu tư đúng mức vào hoạt động phân tích và tối ưu hóa cho chiến dịch. Việc phân tích, kiểm tra và tối ưu hóa sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhận được những giá trị như: xác định được việc gì nên làm và việc gì không nên làm, xác định được kênh nào sẽ cho nhiều lượt tương tác và chuyển đổi nhất, nghiên cứu kỹ hơn về nhân khẩu học và hành vi của người dùng, có thể xác định được từ khóa nào mang lại nhiều lượt tương tác nhất (nhằm sử dụng cho hoạt động quảng cáo trả tiền về sau).
Những lưu ý quan trọng nhất của việc phân tích và tối ưu hóa hoạt động Marketing là: sử dụng phân tích Web, phân tích cơ sở dữ liệu và tối ưu hóa các hoạt động và bổ sung kế hoạch dựa trên những dữ liệu sẵn có
Các công cụ hỗ trợ phân tích: Google Analytics; Clicky; Statcounter; HubSpot; Adobe Marketing Cloude; GoSquared; Moz Analytics và Webtrends.
Một số nhân tố đáng quan tâm trong việc phân tích website:
- Số lượng người ghé thăm – Visitor
- Pageview
- Traffic Referrals
- Traffic Sources
- Thời gian trung bình lưu lại trên website
- Phần trăm phiên truy cập mới
- Nhân khẩu học
- Số lượng người dùng Mobile và số lượng người dùng PC
Hoạt động Marketing và kinh doanh trên thế giới đang phát triển liên tục, để đi đầu trong một cuộc chơi và cạnh tranh hiệu quả trong thị trường, điều quan trọng là phải tận dụng tối đa các nguồn lực vốn có của Digital Marketing nhằm triển khai thành công một chiến dịch Marketing tổng thể. Hãy bám sát vào 4 hoạt động chính đã nêu trên để giúp cho bạn có một chiến dịch Digital Marketing hiệu quả nhất.
Nguồn: cjgdigitalmarketing.com