4 điểm làm giảm sự hài lòng của khách hàng online

Sự phát triển của công nghệ kéo theo sự thay đổi cách thức mua hàng của người dùng. Hình thức bán hàng trực tuyến không còn xa lạ, vậy tại sao các đơn vị sản phẩm online đã và đang gặp phải những lỗ hổng nào khiến cho doanh thu bán hàng bị giảm sút.

Thông tin về sản phẩm không chính xác

Hình ảnh, nội dung và giá cả của sản phẩm là yếu tố quan tâm đầu tiên của người dùng khi ghé thăm website. Nếu sản phẩm đang trong giai đoạn khuyến mãi cần được rõ ràng nội dung để kích thích mua hàng.

Nhưng, khách hàng sẽ cảm thấy hào hứng khi đặt mua sản phẩm chất lượng với mức giá chấp nhận được. Tuy nhiên khi đặt mua thì chỉ nhận được thông báo thông tin đặt hàng đã hết thời hạn và nhận được câu trả lời xin lỗi từ nhân viên do vấn đề kỹ thuật chưa cập nhật được nội dung mới.

Lúc nào, khách hàng sẽ có cảm giác mình bị lừa vì những thông tin không xác thực đó. Ngoài ra, còn có trường hợp khách hàng nhìn thấy sản phẩm giới thiệu rất đẹp nhưng khi nhận được sản phẩm hoàn toàn không như những gì đã thấy. Điều này sẽ đem lại cảm giác hụt hẫng và thất vọng đến khách hàng rất nhiều.

Nhân viên không chuyên nghiệp

Nhân viên tư vấn giữ vai trò quan trọng thứ hai sau thông tin trên website. Với những yêu cầu tư vấn của khách hàng về thông tin, giá cả và chất lượng của sản phẩm; nếu nhân viên xử lý tốt sẽ nhận được sự hài lòng từ khách hàng tốt hơn.

Nếu khách hàng chủ động liên hệ bằng điện thoại cá nhân, hãy chủ động nói khách hàng tắt máy, gọi lại và tư vấn đầy đủ thông tin khách hàng cần với thái độ thiện chí và đầy tự tin. Ngược lại, với đội ngũ nhân viên xử lý tình huống kém và không nắm đầy đủ thông tin chính sách bán hàng sẽ dẫn đến tình trạng lỡ mất đơn hàng chỉ vì thông tin được giới thiệu không đem lại sự hài lòng.

Hệ thống liên lạc không hiệu quả

Với các website có hệ thống hỗ trợ trực tuyến với các nick chat luôn ở chế độ online, nhưng khi khách hàng trao đổi cần tư vấn thì không nhận được sự hồi đáp từ phía nhân viên hoặc điện thoại cứ đổ chuông không hồi đáp. Đó chắc chắn sẽ là yếu tố khiến khách hàng mất cảm tình với website và chủ động tìm đến website khác.

Mua sắm online cần phải được hỗ trợ bằng một hệ thống thông tin liên lạc thông suốt vì khách hàng, rõ ràng không có nhiều thời gian để chờ đợi và họ đang có rất nhiều lựa chọn hấp hẫn khác chờ đón.

Không có lòng tin với khách hàng

Tình trạng hiện nay, các website thường yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng có thể khiến người mua hàng bị phiền phức và nảy sinh tâm lý thiếu an tâm về đơn hàng. Dẫu vẫn xảy ra trường hợp khách hàng từ chối nhận hàng và thanh toán khi nhân viên nhà bán lẻ chuyển hàng đến, nhưng đánh đổi chi phí giao hàng để lấy sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng là việc nên làm.

Các đơn vị kinh doanh online không nên vì một (số) khách hàng mà nghi ngờ toàn bộ những khách hàng đến sau của mình. Bởi nếu người bán thực hiện đúng thỏa thuận giữa hai bên về việc mua bán, trường hợp khách từ chối nhận hàng sẽ là rất ít.

Kết, hình thức mua hàng online với mong muốn tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và có được mức giá tốt hơn so với việc mua trực tiếp cho khách hàng. Các đơn vị bán hàng trực tuyến cần nỗ lực cải thiện quy trình, hình thức bán hàng tốt hơn.

Nguồn sưu tầm